• Danh sách
  • Thể loại
    • 5 Periods of Buddha’s teachings - Ngũ Thời Giáo
    • A Basic Buddhism Guide
    • Accounts of Request and Response
    • Activities
    • Agama - Thời Kỳ A Hàm
    • Ấn Quang Đại Sư
    • Avatamsaka Period - Thời Kỳ Hoa Nghiêm
    • Basic Teachings
    • Bộ A Hàm
    • Buddhist Education in China
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Scriptures
    • Buddhist Studies
    • Buddhist Sutras
    • Cao Tăng Quảng Khâm
    • Changing Destiny
    • Chinaese
    • Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 2
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 3
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 4
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 5
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 6
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 7
    • Chú Giải Vô Lượng Thọ Lần thứ 8
    • Chư Tổ - Cao Tăng
    • Chưa phân loại
    • Collected Talks
    • Contact
    • Cư Sĩ Lưu Tố Vân
    • Cultivation
    • Cultivation Hall
    • Cultivation Hall Rules
    • Curriculum
    • Daily Living
    • Dharma
    • Đại Đức Thích Đạo Thịnh
    • Đại sư Hành Sách
    • Đại sư Liên Trì
    • Đại sư Ngẫu Ích
    • Đại Tạng Kinh
    • Đệ Tử Quy
    • Đệ Tử Quy
    • Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện Kinh Giảng Ký
    • Đọc sách ngàn lần
    • EBook .Doc - .PDF
    • Essence of the Infinite Life Sutra
    • Eyewitness Accounts
    • Founder
    • Giảng Giải Kinh Sách
    • Giảng Kinh
    • Giảng Kinh Địa Tạng
    • Giảng Kinh Địa Tạng lần 1
    • Giảng Ý Nghĩa Pháp Hội Quán Âm TTHN
    • Glossary
    • Guidelines for Being a Good Person
    • Hán văn - 古文 - Cổ Văn
    • History and Culture
    • Hòa Thượng Diệu Liên
    • Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
    • Hòa Thượng Tịnh Không
    • Hòa Thượng Tịnh Không Khai thị
    • Học Chữ Hán Việt
    • Học Tập Văn Hóa Truyền Thống
    • Indonesian Translation
    • Khoa Học
    • Kinh điển Bắc truyền
    • Kinh điển Hán tạng đã Việt dịch
    • Kinh điển Nam truyền
    • Kinh Tạng
    • Kinh Vô Lượng Thọ 1994
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 10
    • Kinh Vô Lượng Thọ lần 11
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Lão pháp sư Thích Tịnh Không
    • Learning
    • Lotus Nirvana - Thời Kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn
    • Luận Tạng
    • Luật Tạng
    • Main
    • Main Thoughts
    • Mission
    • More...
    • Mr. Li Bingnan
    • Ms. Han Yin
    • Nghi Thức Tụng Niệm
    • Nhạc Niệm Phật
    • Nhạc Phật Giáo
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Online Study Guide
    • Phần mềm ứng dụng Phật Pháp
    • Pháp ngữ
    • Pháp Sư Ngộ Thông
    • Phật giáo nước ngoài
    • Phật Học Vấn Đáp
    • Phiên âm Hán Việt - 古Cổ 文Văn
    • Phim Phật Giáo
    • Phim Tài Liệu
    • PLLCA Library
    • Prajnã Period - Thời Kỳ Bát Nhã
    • Primary & Secondary
    • Professor Fang Dongmei
    • Pure Land Buddhism
    • Pure Land Organizations
    • Quốc tế
    • Resources
    • Retreat Application
    • Retreats
    • Sách
    • Sách nói Audio
    • Sách Văn Học PG
    • Six Harmonies
    • Six Paramitas
    • Stories
    • Sử Phật Giáo
    • Sutra Excerpts
    • Sutra Stories
    • Sutras Books
    • Symbolism
    • Tam tạng Kinh điển Sanskrit - PALI
    • Teachers
    • Teachings
    • Ten Attainments
    • Ten Great Vows
    • Ten Virtuous Karmas Sutra
    • Ten-recitation Method
    • Thái Thượng Cảm Ứng Thiên
    • The Buddhist World
    • The Supreme Buddha
    • Theo dấu chân Phật - Hành Hương Đất Phật
    • Thiên Hạ Phụ Tử
    • Three Conditions
    • Threefold Learning
    • Timelines
    • Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
    • Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014
    • Tịnh Tông Học Viện
    • Tổ Tịnh Độ Tông
    • Training in the Traditional Way
    • Training Procedure
    • Trần Đại Huệ
    • Trích Đoạn Khai Thị
    • Trích Yếu
    • Tripitaka - 大藏經
    • Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
    • Truyện Phật giáo
    • Truyện thiếu nhi song ngữ
    • Truyện Tranh Phật Giáo
    • Tụng Kinh
    • Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng thuật
    • Vaipulya Period - Thời Kỳ Phương Đẳng
    • Vấn Đáp Phật Pháp
    • Văn Học
    • Venerable Master Chin Kung: Books
    • Video
    • Video Pháp Âm
    • Visiting
    • Zhangjia Living Buddha
    • 中國 - Zhōngguó - Chinese
    • 人物故事 - Renwu - Câu Chuyện Nhân Vật
    • 佛教故事 - fojiaogushi
    • 佛经故事 - Fojing - Câu chuyện Phật
    • 古Cổ 文VănViệt
    • 哲理故事 - Zheli - Câu chuyện triết học
    • 漫畫 - Comics - Truyện tranh
    • 生活故事 - Shenghuo - Câu chuyện cuộc sống
  1. Trang chủ
  2. Kinh sách
  3. Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng

  4. Phần 1 - Kính Dâng Lời Cảm Ơn Và Sự Sám Hối Đến Bậc Từ Phụ

Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng

Phần 1 - Kính Dâng Lời Cảm Ơn Và Sự Sám Hối Đến Bậc Từ Phụ

Chương trước
Chương tiếp

Những vì sao này ở cách xa chúng ta, xa đến nỗi ánh sáng xuất phát từ nó phải đi hàng chục năm, hàng trăm năm, thậm chí cả hàng trăm ngàn năm mới có thể đến được trái đất. Con đủ hiểu rằng vũ trụ lớn biết dường nào!”. Nghe lời giải đáp của cha tôi, tôi nhìn thẳng lên bầu trời thẳm. Tối hôm ấy cha tôi bỗng nhiên đem cái tâm của tôi mà kéo đến không gian xa thẳm. Thật ra chính ông là người dạy tôi về ý nghĩa Đức Phật A Di Đà: “Vô Lượng Quang Minh Vô Lượng Thọ Mệnh”. Ông dạy tôi hiểu được không gian vô hạn, thời gian vô hạn. Ông khiến tôi nghĩ rằng: Chúng tôi không đi thưởng ngoạn cái vũ trụ rộng lớn như thế mà lại phóng tầm mắt vào một số chuyện nhỏ chẳng quan trọng chút nào, thật đáng nực cười. Nhưng nói đi nói lại, cái không gian rộng lớn như thế lại đi xuyên vào con ngươi để được nhìn thấy, cái thời gian lâu dài như thế mà có thể được cái tâm niệm trong một sát na nhận hiểu. Nói như thế thì tâm của chúng ta có phải lớn nhất chăng?

Kinh Hoa Nghiêm nói: Lớn và nhỏ có thể bao dung nhau, ý nghĩa này không phải là dễ hiểu. Ngày hôm ấy cha tôi dạy tôi nhìn các vì sao, chính là hướng dẫn cho tôi thể hội ý nghĩa của kinh Phật. Con người của chúng ta có thể thâu nạp cái hư không rộng lớn; một hiện tượng trong một sát na có thể bao hàm thời gian vạn cổ. Điều này thật là kì diệu mà cũng rất bình thường vậy. Trong những sự việc bình thường vốn vẫn có ý nghĩa kì diệu nhất. Nhiều người thường luôn miệng nói: “không hiểu nổi”, thực ra tâm chúng ta có thể bao hàm dung nạp được cả cái hư không rộng lớn như thế này, sao lại có gì mà không hiểu nổi chứ! Người thường nói “không hiểu nổi”, quả là người xem cái tâm của ta quá nhỏ. Nếu biết được sự vô cùng rộng lớn của tâm thì sẽ không cảm thấy không hiểu nổi.

Cha tôi cũng bảo với tôi rằng, Đức Phật có thể nhìn thấy quá khứ, vị lai, điều này thật có ý nghĩa. Năm ấy cha tôi 43 tuổi, ông nêu ra một ví dụ để giảng cho tôi: “Giả sử có một vì sao cách trái đất 43 năm ánh sáng, ánh sáng của vì sao mà chúng ta đang thấy là ánh sáng được phát từ năm cha được sinh ra, ánh sáng ấy đã đi 43 năm mới đến trái đất để chúng ta nhìn thấy. Ánh sáng hiện nay của nó phải đến 43 năm sau mới có thể đến trái đất, cho nên một sát na hiện tại thực ra bao hàm cả quá khứ và vị lai… Nếu như trên vì sao ấy có người cư ngụ thì cái mà họ đang nhìn thấy chính là trái đất của 43 năm trước. Giá như con mắt của họ có công năng của một kính viễn vọng thì những gì mà họ đang nhìn thấy là cái trạng huống mà cha ra đời năm ấy. Điều này hoàn toàn không phải là cái ảo tưởng trong tiểu thuyết, mà là sự thật. Cha tôi lại nói, nếu chúng tôi làm xong một việc gì theo thời gian của trái đất mà nói thì có thể nói là quá khứ, nhưng nhìn từ một vì sao khác thì có thể nói là chưa khởi đầu; nếu từ một tinh cầu khác mà nhìn, có lẽ có thể nhìn thấy được cái quá trình mà con đang làm. Cho nên, bất cứ việc gì cũng không tùy tiện mà làm. Tuy có thể nói tất cả các sự việc đều biến hóa vô thường theo từng sát na, nhưng cũng có thể nói là chúng tồn tại mãi mãi, thường trụ, không thay đổi. Cái quan niệm về thời gian cũng không phải là cố định bất biến, tùy theo không gian, địa điểm, tùy theo tâm niệm người ta mà thay đổi. Nếu như con đang vui vẻ thì cảm thấy thời gian qua rất nhanh; nếu con đang buồn khổ thì thấy thời gian qua rất chậm”. Hồi còn học lớp bốn, nghe cha tôi nói những câu như thế, tuy tôi không hiểu rõ lắm, nhưng cũng rất thích thú, bỗng nhiên tôi có cảm giác lòng đang mở rộng đến hư không rộng lớn.

Sau này đọc kinh Phật, tôi mới biết kinh không ghi năm nào, tháng nào, ngày nào, mà chỉ dùng hai chữ “một thời”, như thế là vì Kinh Phật thông dụng cả toàn vũ trụ, mà thời gian ở các nơi lại không như nhau, cho nên dùng thời gian cho một nơi nào đó thì hoàn toàn không thỏa đáng. Tâm trí của bạn phải mở rộng ra mới có thể hiểu được ý nghĩa của lời Phật dạy vào lúc ấy, được gọi là “một thời”. Ý nghĩa của kinh Phật cũng vĩnh hằng, cho nên gọi là “một thời”.

Phật còn dạy rằng nhân dân của thế giới Cực Lạc có thể nhìn thấy quá khứ vị lai, cũng có thể tự do đến mọi thế giới khác. Nội tâm của họ không bị không gian, thời gian ngăn ngại. Tôi đọc xong liền hiểu được sự thật và ý nghĩa ấy. Quả là cần phải cảm tạ sự chỉ đạo của cha tôi, đó là lời dạy cho tôi khi ông bảo tôi nhìn các vì sao.

Có một loại từ bi, vị rất ngon ngọt, rất dịu dàng lại ấm áp, loại từ bi này dễ được người ta cảm nhận, rất dễ được người ta ưa thích cảm ân. Nhưng có một loại từ bi khác nữa, rất sâu xa có thể phải rất lâu sau người ta mới có thể hiểu được. Chất vị của nó khi người ta mới đưa vào miệng có thể nói là rất đắng, rất cứng, rất xơ lại rất thô, tưởng chừng khiến người ta không nuốt được. Nhưng loại từ bi này có thể tôi luyện cho chúng ta phát triển một loại sức mạnh khác, đó là khiến cho chúng ta sau này ăn thứ gì cũng đều cảm thấy rất ngọt, rất mềm, lại rất dễ nuốt. Từ bi của cha tôi vẫn thường như loại ấy, cũng có thể nó giống như tiêm chích mổ xẻ, nó được dùng trị bệnh cứu mạng. Có lúc tôi cũng nghĩ nó là từ bi “giẻ chùi nồi”. Vì trên cái mặt nồi tôi đây có rất nhiều vết rỉ đen phiền não, người mong cho tôi được thanh sạch bèn đem giẻ chùi nồi mà lau chùi cho tôi. Khi vừa mới được lau chùi có thể tôi rất đau đớn khổ sở, nhưng phải chụi một phen lau tẩy mới thanh sạch lại được. Nói thật ra người lau nồi cho chúng ta cũng rất đau khổ.

Có người nghe tới đây thì nhắc nhở tôi rằng: “Ngày nay có rất nhiều nồi tuyệt đối không thể dùng giẻ chùi nồi để lau chùi”, khiến cho tôi hiểu được từ bi giẻ chùi nồi. Cái nồi cũng phải kiên trì sự chịu đựng, sự lau chùi, đồng thời phải có chất liệu không độc hại thì mới có thể tỏ ra có hiệu năng, cũng giống như phẫu thuật cũng cần có người đủ sức chịu đựng thì mới có thể khai được, nếu không thì chỉ cách ném bỏ. Vì sao ngày nay không thể dùng giẻ chùi nồi lau chùi cho rất nhiều nồi? Vì những loại nồi này đã trãi qua những xử lí mặt ngoài nên không còn bị dính bẩn, giống như cái công năng “không chấp được”. Nhưng chất liệu mặt trong lại có độc, nếu như một ngày nào đó, lau chùi mà gây ra vết trầy xước, do những vết trầy xước này mà nồi càng ngày càng bị nhiễm bẩn, càng dể dính mắc, đồng thời chất độc cũng tiết ra ngoài. Dùng nồi này để nấu thức ăn thì rất dễ trúng độc. Tôi nghĩ vậy nên gọi nồi ấy là nồi “trong ngoài không giống nhau”. Ngày nay rất nhiều người thích dùng loại nồi ấy, cũng rất nhiều người thích nắm giữ giống như tính chất của loại nồi ấy. Loại nồi ấy xem bên ngoài rất cao cấp, lại không bị dính mắc, chỉ cần dùng bọt biển lau chùi. Mới đầu chỉ cần lau nhẹ, nhưng phải cẩn thận, không thể để một chút trầy xước. Một hôm, bạn nào gây ra một chút trầy xước, từ đó về sau tất cả những phẩm chất tốt đẹp của mặt ngoài đều mất hết. Nồi bắt đầu tiết ra chất độc và bắt đầu bị dính bẩn. Một hôm nào, bạn gây ra một vết trầy thì cái nồi ấy kể như bỏ đi. Nói thật ra tôi rất mong mình khô ng phải là cái nồi loại ấy, bình thường dễ chùi rửa, không nhiễm bẩn là tốt, nhưng bên trong có độc thì rất nguy hiểm, nếu như vô ý làm trầy xước thì như thế là không được, nồi như thế thì quả là không ổn. Dĩ nhiên nồi tốt nhất là nồi không có chất độc, vừa không bám nhiễm vừa không rỉ sét. Như thế, có thể không dùng đến giẻ chùi nồi”. Nhưng cái nồi tôi đây lại không có đức tính tốt đẹp như thế, cho nên cũng phải làm phiền đến giẻ chùi nồi chịu khó lau chùi giúp.

Tôi học tập dần để thể hiện lòng từ bi “giẻ chùi nồi”, nhưng tự mình không hề dám đóng vai trò này, vì tôi không phân được phẩm chất của nồi. Rủi mà lau nồi không sạch và lau mà để chất độc tiết thì phiền lắm vậy. Trong đời, sau khi tôi gặp nhiều đau khổ thì mới cảm tạ sâu sắc cái quá trình lau chùi nồi và rèn luyện vào lúc ấy. Nếu như cha tôi cứ để cho tôi làm một đóa hoa mảnh mai trong căn nhà ấm áp thì khi gió thổi qua, mưa đổ tới tôi không bị tan tác, hư nát, ngã xuống đất mà khóc. Cũng may mà cha tôi đã trao cho tôi một số nghịch cảnh, đã cho tôi một ít kim dự phòng. Trong lúc châm kim tuy có thể đau nhưng lại có thể đạt được sự khỏe mạnh và sức miễn dịch rất lâu dài.

Tuy sự giáo dục của cha tôi có lúc như khai đạo, đả châm, nhưng cũng có lúc thật thú vị:

Có lần tôi nói với ông là tôi muốn đi học bơi lội ông cũng chẳng thèm cười, liền nói với tôi: “Con muốn đi học bơi lội thì phải mang theo một cái chày sắt!”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Vì sao bơi lội mà phải mang theo chày sắt?”, cha tôi bảo: “Trước hết con bỏ chày sắt xuống dưới nước, nếu chày sắt nổi được thì con nổi được.” Tôi nghe xong, hiểu rằng ý nói tôi nhất định phải chìm. Quả thực tôi không phục, cho nên hôm tôi đi học bơi lội, tôi vừa mới học đã

nổi được, đập nước mà tiến lên. Con bé ngây ngô đã trúng kế của cha mình mà không biết.

Khi trở về tôi báo với cha tôi: “Tuy chày sắt đã chìm nhưng con đã học nổi được rồi”. Cha tôi nghe thế bèn mỉm cười mà nói với tôi: “Ta biết rằng khi ta nói như thế con mới nổi được và bơi được.” Sau đó ông mới nói với tôi rất quan trọng: “Cho nên con phải biết: hoàn toàn không phải do người khác nói rằng con nhất định phải chìm thì con nhất định phải theo câu nói của người ấy mà không chìm thì không được. Con cũng có thể nổi được, đồng thời bơi được nữa!” Từ lần cha tôi giảng như thế về sau tôi mới lờ mờ hiểu được ý nghĩa của sự giáo dục phản diện. Hồi nhỏ ngơ ngơ ngác ngác, trúng kế của cha tôi mà không biết, nhưng tôi rất cảm ơn mưu kế hảo ý của ông, giúp cho tôi phát triển tiềm lực. Nếu ông không nói như thế tôi phải ba ngày mới học được, cũng có thể phải cả đời mà không học được. Ông đã nói như thế thì tôi không học là không được. Có điều, từ khi biết rằng mình đã trúng kế tôi phản tỉnh kiểm thảo. Tôi không thể như thứ bùi nhùi, hễ gặp lửa là bốc cháy. Tôi nhất định phải hiểu rõ mục tiêu vốn có của mình, quyết không để xẩy ra tình trạng người ta nói châm khích, mình đã phản ứng rồi. Nếu đó là sự châm khích vô ý nghĩa thì đâu có thể trúng kế mà phản ứng.

Có lúc cha tôi tạo cho chúng tôi một loại hoàn cảnh, để cho chúng tôi tự mình thể hiện.

Cái mùi vị mà chính mình thể hội và cái mùi vị mà người ta nói cho mình nghe quả là không giống nhau. Ví như nói, nhiều đứa trẻ sống trong gia đình giàu sang không biết mùi vị nghèo khó, đương nhiên nó nghĩ rằng: nếu như hôm nay trong nhà không có cơm ăn thì đi ăn cơm tiệm. Nhưng cha tôi để cho tôi tự mình thể hội thực tế. Khi tôi đang học đại học ông mượn một duyên cớ để cho tôi thể hội được thế nào là nghèo khó. Đã mấy tháng ông không gửi tiền sinh hoạt cho tôi, tiền chi phí bài vở sách đọc của y học viện lại rất đắt, cha tôi lại là người rất có tiền cho nên tôi không có cách nào xin chứng nhận là mình nghèo khó, không cách gì lãnh học bỗng cho sinh viên nghèo. Cả học viện chỉ có hai loại học bỗng, mà không cần chứng minh gia cảnh nghèo. Một loại là dành cho người đứng đầu lớp, loại kia dành cho người xuất sắc về thuốc dân tộc. Bấy giờ tôi chỉ còn cách là nỗ lực nhận cho được hai loại học bỗng này để có tiền trang trải trong sinh hoạt. Lại nữa, tôi phải đảm nhận việc dạy tư gia, làm người giữ trẻ. Tan học xong tôi đi dạy kèm, kiêm nghề giữ trẻ, mang ba bé gái mà mẹ vừa mới mất (một đứa học trung học, hai đứa học tiểu học). Nhà chúng tôi ở Phong Nguyên, chúng đến Đài Trung để học. Sau khi tan học tôi phải đến trường rước chúng, sau đó cùng chúng lên xe về Phong Nguyên, đến trạm xe Phong Nguyên thì chở đứa nhỏ nhất về nhà bằng xe đạp, giúp chúng làm bài hoặc dạy chúng đánh đàn dương cầm. Sáng sớm giúp chúng chuẩn bị ăn sáng, chuẩn bị đi học vv… sau đó, lại cùng chúng nó lên xe đến trường, cuối cùng tôi mới tự đến y học viện để học. Trong ba đứa có một đứa bị bệnh tim bẩm sinh, có lúc nửa đêm phải thở dốc, tôi cũng phải dậy chăm sóc nó. Bấy giờ, vì không có tiền mua sách, cho nên tôi phải đến thư viện hoặc đến những người học cấp trên để mượn sách mà đọc. Cũng chính vì sách mượn phải trả đúng kì hạn cho nên tôi không đọc nhanh là không được. Tôi đi chiếc xe đạp cũ với giá một trăm năm mươi đồng, sau xe chở một cái kính hiển vi xưa cũ, ấy là cái kính cha tôi đang dùng bấy giờ. Ông cũng không chịu để tôi mua cái mới. Những kính người ta dùng đều thuộc loại cắm điện lại có thể điều chỉnh tự động. Còn kính của tôi thì các bạn đều cười mà nói là: Cái kính ấy là cái kính của ông Hôke dùng năm 1852, là cái kính hình ống màu đen phải dùng tay mà lắc. Tôi cũng không dám xin cha tôi mua cái mới. Ông bảo dùng kính này đã nhìn thấy được rất rõ. Chúng tôi đều biết là nếu nói với cha tôi là đồ dùng không đủ tốt thì thế nào ông cũng bảo: “Con thật không biết câu: Ngồi thuyền mà sợ khe vịnh”.  Ông bảo:  “Nhà vĩ cầm nổi tiếng của thế giới Paganini, cũng không cần dùng cây vĩ cầm nổi danh và đắt tiền, mà cũng có thể đàn rất hay.

Nếu là người không biết đàn, thì cho dù có dùng đàn đắt tiền nổi tiếng cũng không thể tấu lên được âm thanh hay”. Cha tôi dạy chúng tôi phải hướng về nội tâm của chính mình mà đòi hỏi, phải đòi hỏi chính mình đề cao năng lực, chứ không nên chỉ ngại ngùng về hoàn cảnh bên ngoài và đồ dùng không được tốt. Tôi có thể tiếp thu được ý nghĩa của lời cha tôi dạy, nhưng khi cỡi chiếc xe đạp với giá một trăm năm mươi đồng, có khi dọc đường gặp tình trạng dây xích bị bung, nếu như không có việc gì quan trọng thì tôi cứ việc từ từ lắp nó lại, rồi lại tiếp tục đạp xe đi, kể ra cũng thú vị. Nhưng có một lần, gặp lúc thi cử, xe tôi bị bung xích dọc đường; lúc ấy quả là phiền phức, không biết nên vứt xe bên đường, và vác cái kính hiển vi đến trường, hay là vác cả chiếc xe đi luôn! Bấy giờ tôi không có tiền đi taxi. Lần ấy tôi phải chạy bộ, mang kính hiển vi đến trường, chuông thì đã đổ tôi không có cách gì chạy đến phòng thi cho kịp. Sau đó thầy giáo thấy tôi chạy mà thương, nên miễn cưỡng cho tôi vào thi. Đó là lần thi môn hóa học hữu cơ. Bấy giờ tôi chỉ một lòng muốn chạy đến thi, chỉ không có thì giờ để suy nghĩ gì khác, nhưng cũng quả thật tôi cũng tự mình đã nếm mùi bần cùng khốn khổ. Cưỡi chiếc xe thường bung xích ấy mà lên dốc trong lúc gió bấc mùa đông lạnh lẽo thổi phần phật mà không hát khúc ca chủ đề: “Mộng ảo kị sĩ Đông Ki Sốt”2 để khích lệ mình thì có thể nói không làm sao đến nơi được. Ấy là một khúc ca chủ đề bằng tiếng Anh mà cái anh chàng kỵ sĩ khờ khạo cưỡi một con ngựa khập khiễng đã hát. Tôi không dịch hết, nhưng trong đó có mấy câu quan trọng: “Hãy chịu đựng cái khổ đau vốn không thể chịu đựng được. Hãy tiến đến nơi mà một dũng sĩ không dám đến. Hãy tình nguyện vào địa ngục vì mục tiêu thiên đường cao cả. Hãy dùng cho hết cái hơi sức cuối cùng, đạt cho tới một vì sao không với tới được. Chỉ cần một sát na bạn ngã xuống thì cả thế giới này sẽ tốt hơn trước một chút. Thế là tốt rồi…”. Bấy giờ tôi chỉ hát bài ca này để tự khích lệ mình, lòng từ bi mạnh mẽ và cứng cỏi ấy của cha tôi đã khiến cho tôi thể hiện được mùi vị của bần cùng khốn khổ. Bấy giờ bà chủ nhà họ Nghiêm biết được nỗi khó khăn của tôi nên không thu tiền phòng. Cái chỗ tôi ăn cơm tháng người ta cũng không lấy tiền cơm.

Họ dùng tấm lòng từ bi mà giúp tôi vượt qua con đường thử thách ấy khiến tôi mãi mãi nhớ ơn. Mẹ tôi thấy vậy, tìm cách giúp đỡ tôi, nhưng tôi quả thực đã thể nghiệm được thực tế là do bởi hồi đó tôi chưa từng để dành tiền. Quả thực tôi đã hiểu được nỗi khổ của người nghèo khó, và hiểu rõ sự khó khăn trong lúc cấp bách mà không có năm mươi đồng để đi xe. Nếu như nói việc bố thí giúp đỡ người nghèo có công đức và phước báo nào thì quả thực phải nói rằng cái mà cha tôi cho tôi, cái mà cha tôi giáo dục tôi là sự thể nghiệm mà tôi khắc ghi trong lòng. Một đứa trẻ con nhà giàu, mỗi tháng có thể đều nhận tiền của cha mẹ gửi cho thì cảm thấy đó là điều đương nhiên. Rất ít đứa hiểu rõ được máu, mồ hôi và sự cay đắng trong đó. Cha tôi vẫn tạo cho chúng tôi cái hoàn cảnh rất giàu sang, nhưng ông không muốn khiến cho chúng tôi vì giàu sang mà mất đi năng lực, vì giàu sang khiến cho chúng tôi không hiểu được nỗi khốn khổ của người khác. Tôi thường cảm thấy cha tôi dùng quá trình học tập cam khổ của chính ông mà che chở cho chúng tôi được sống sung túc, đó là lòng từ bi tầng thứ nhất của ông. Còn việc khiến cho chúng tôi trong cảnh sung túc mà tự mình hiểu rõ mùi vị nghèo khổ, khốn cùng, thì đó là lòng từ bi ở tầng thứ hai sâu hơn của ông. Đó cũng chính là lí do mà sau khi ông mất, mỗi khi tôi nghĩ tới công lao giáo dục của ông thì nước mắt lại tuôn chảy.

Câu thứ 62 của bài chú Đại Bi là “Ma Ra Na Ra”, ý nghĩa của câu này là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm một cây búa vàng mà khảo nghiệm tâm của chúng sinh. Bồ Tát Quán Thế Âm không phải khi nào cũng có con mắt từ bi hiền thiện. Ngài cũng cầm cây búa vàng để khảo tâm của chúng ta. Ví như nói, bạn bố thí tiền tài hoặc bạn là người bố thí sức lực giúp người ta, rốt lại là bạn vì cái gì mà làm như thế? Vì để cho người ta xưng tán khen ngợi, mà tỏ ra bạn là một người tốt, hay quả thực là do lòng từ bi xuất phát từ nội tâm? Động cơ này rất khó mà hiểu được. Có khi tự chúng ta cũng không hiểu rõ được thì phải thế nào mới có thể biết được? Khi chúng ta bố thí thì cần có cây búa vàng mới biết được. Nếu như bạn phát tâm tốt và nỗ lực làm tốt công việc, thậm chí hy sinh thân mình cũng không tiếc, kết quả là không những người khác không xưng tán bạn mà lại còn trách cứ bạn, trách cứ bạn ưa nổi bật, dùng tiền mua tiếng tăm, mua danh câu dự, là đứa ngốc có tiền mà không biết sử dụng đồng tiền, là từ bi giả tạo… đủ mọi thứ lời trách cứ bạn. Đó là Bồ Tát Quán thế Âm đưa búa vàng ra mà thử nghiệm bạn. Thế thì phải chăng rốt lại bạn bị Ngài chém mà khóc rồi quay về nhà, ủ rủ ba ngày không ăn được cơm? Hay bị Ngài chém, bạn chẳng coi ra gì mà vẫn tiếp tục làm?

Vì chúng ta vốn làm như thế không phải để người ta khen ngợi, thậm chí còn chê trách, như thế thì có dính dáng gì đến mục tiêu bố thí, tu hành của chúng ta, vốn là để xá bỏ niệm tham trừ khử phiền não của chính mình, để đến Tây Phương. Làm sao mà chỉ vì người ta đưa búa vàng ra mà chúng ta không đến Tây Phương và phiền não vì người ta chứ? Thực ra nếu người khác cầm búa vàng đưa ra, hoặc lấy cây kẹo đưa ra và nói: “ Ông rất sai, ông rất tốt, thì như thế đều là chuyện của người ta, chẳng có chút gì dính dáng đến chúng ta cả. Cha tôi là “Ma Ra Na Ra” của tôi, là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm búa vàng.

Khi tôi còn học tiểu học, lần đầu tiên tôi gom tiền lẻ để dành cho cô nhi viện, cha tôi nói với tôi: “Các cô nhi viện đều chuyên gian lận tiền của những đứa ngốc như con”. Tôi nghe xong rất lấy làm lạ mà hỏi ông: “Thưa cha hay là con lấy tiền này đi xem phim nhé?” Ông bảo: “Con lấy tiền ấy đi xem phim là tốt đấy!”. Bấy giờ tôi còn chưa hiểu, cảm thấy rất nghi ngờ, rất kì lạ. Các bạn dứt khoát đừng cho rằng cha tôi không chịu bố thí. Thực ra mỗi lần có việc công ích, như việc xây dựng trường học ông đều rất khẳng khái giúp tiền. Có lần ông biết được một cô nhi viện ở trên núi thiếu quần áo, ông rất vui vẻ gửi cho, thế mà vì sao ông lại la rầy tôi như thế? Bấy giờ tôi không hiểu, về sau tôi mới biết, ông cầm búa để thử lòng cái con bé là tôi đây. Tôi thường trúng mưu kế của ông mà không tự biết. Cha tôi thử xem con bé này có thích người ta khen ngợi là người tốt, làm người tốt thì mới chịu mất tiền hay đó là do tấm lòng của nó. Đó là do lúc tôi niệm chú đại bi ”Ma Ra Na Ra” mới hiểu được.

Thì ra tất cả búa vàng là những thứ mà Bồ Tát Quan Thế Âm ban cho. Loại từ bi cứng cỏi này “từ bi giẻ chùi nồi” thật vô cùng sâu xa không phải trong một lúc mà thể hội được. Đấy là sự khảo nghiệm và huấn luyện ắt hẳn phải trải qua trên con đường tu hành. Nếu không dùng búa mà chém thử xem thì làm sao biết được cái tâm chân thật của chính chúng ta? Nếu chúng ta phát tâm làm một việc tốt, thế rồi bị người ta trách cứ vài câu mà cảm thấy rã rời không còn dũng khí để làm nữa, tức là thối tâm vậy. Nếu Bồ Tát Quan Thế Âm nhìn thấy cái tâm “Bồ Đề” như thế của bạn thì Ngài cũng chỉ biết lắc đầu mà chảy nước mắt, chỉ còn cách thu hồi búa lại và lấy cây kẹo mà gạt bạn vì bạn chỉ là đứa trẻ con ăn kẹo cho đến già, ăn hư cả răng vẫn là đứa trẻ thích ăn kẹo như trước. Thật là đứa trẻ con vào nhà trẻ học đã bốn năm chục năm mà vẫn chưa tốt nghiệp, như thế thật đáng thương.

Lão Hòa thượng Quảng Khâm có một lời dạy mà chúng ta cần phải hiểu rõ. Ngài nói:

“Làm đến chết lại bị người ta ghét gọi là lục độ đều tu”. Khi mới nghe câu nói này tôi chưa hiểu rõ lắm. Về sau suy nghĩ kĩ, tôi mới biết câu này rất có ý nghĩa. Người học Phật cần phải biết Lục độ là sáu cách tu hành để vượt qua biển khổ sinh tử. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ bát nhã. Tại sao bảo rằng “làm đến chết”. Đó là vì người làm việc hết sức mình. Điều này thể hiện có bố thí, bố thí tinh thần, thể lực, hết lòng mà làm, làm đến hơi thở cuối cùng cũng không tiếc, đó mới gọi là “làm đến chết”. Loại bố thí “làm đến chết” hoàn toàn không đơn giản, phải “hết sức tinh tấn” thì mới có thể làm đến chết mà không sợ. Loại bố thí tinh tấn này gồm có hai loại độ là “bố thí” và “tinh tấn”.

Rốt cuộc lại bị người ta hiềm khích. Bị người ta hiềm khích thì phải làm sao? Phải cần “nhẫn nhục” vậy. Nếu chúng ta không có một năng lực “thiền định” thì khi người ta mới mở lời hiểm ghét, tâm chúng ta đã động rồi. Nếu tâm động thì trở ngại, cho nên người ta hiềm khích chúng ta cũng là giúp đỡ chúng ta tu “thiền định”. Nếu không có “trí tuệ” khai mở ra thì dù có muốn đè nén, sự nóng giận kia cũng không thể đè nén được. Nếu không có “trì giới” thì động tâm, động khẩu mà đáp lại người ta; nếu người ta hiềm khích ta thì ta mắng họ. Cho nên một người quả thực làm việc hết mình mà bị người ta hiềm khích thì đó quả là lục độ đều tu. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, bình thường chúng ta không biết nắm bắt cơ hội, không thể “lục độ đều tu”. Chữ “tu” trong tu hành cải biến thành chữ “ngưng” trong ngưng dứt, biến thành lục độ đều dứt bỏ, phá bỏ công sức, bỗng nhiên “lục độ đều ngưng”. Nếu chúng ta làm một chút việc chứ chưa đến mức phải chết, hễ bị người ta hiềm khích thì lục độ đều ngưng, thì hỏa thiêu rừng công đức, cái gì cũng thiêu sạch hết, chỉ biết khóc đến rã rời. Trong lòng cứ một mực trách người kia là không có khẩu đức, không hiểu được nỗi khổ của người khác, lại còn hiềm khích người ta, thật là chẳng tu hành gì. Thật ra đó là Bồ tát Quan Thế Âm cầm búa vàng đưa ra để khảo nghiệm “Ma Ra Na Ra”. Nhưng chúng ta và vị “Ma Ra Na Ra” kia tựa hồ như không biết nhau, chỉ là niệm niệm trong miệng mà thôi, “Ma Ra Na Ra” đến thì không ai nhận ra được. Đó chính là câu nói của lão Hòa thượng: “Người ta đem tiền Tây Phương để cho bạn được lợi, bạn không chịu nhận lợi, lại ở đó mà khóc”. Nói thật ra loại tiền Tây Phương này cũng không phải là dễ có, tôi cũng từng là kẻ ngốc nghếch, khóc xong rồi mới cúi đầu suy nghĩ, rốt lại mình khóc vì cái gì? Cái gì mà thương tâm chứ? Té ra vì một cái “ngã” mà phải khổ lụy, té ra không chịu lục độ đều tu! Người muốn lục độ đều tu thì hiểu được mà nắm lấy cơ hội và mỉm cười, nghĩ tới Đức Phật đã cho mình tiền Tây Phương. Người không muốn tu thì cứ chăm chăm tự mình mà khóc sướt mướt. Hồi tôi còn bé cha tôi từng hỏi tôi: “đem tay con ra mà chặt mất, cũng đem chân con ra mà chặt mất, vậy con ở đâu?” Thật đáng tiếc, trí tuệ lại không biết dùng mà chỉ biết dùng phiền não. Đây là lúc đem “câu nói đầu tiên” của cha tôi ra mà dùng; đó là “ngay cả hoàn cảnh này mà con cũng không thể tự tại được, không thể nắm chặt mục tiêu từ bi căn bản được thì con có thể làm gì được chứ?”. Lão hòa thượng Quảng Khâm cũng nói: “Không có chủ trương như thế này thì làm sao đến Tây Phương được?”.

Hồi tôi còn học lớp một, lớp hai bậc tiểu học, có một lần thầy giáo bảo vẽ một bức tranh. Tôi không biết vẽ nên không vẽ được. Mẹ tôi bảo cha tôi hướng dẫn tôi. Cha tôi lại nói: “ngay cả cái này mà con cũng không vẽ được à?”. Ông lại cứ hỏi như thế hai ba lần. Tôi phát khóc lên, vì vẽ tranh đối với tôi là một việc rất khó khăn, mẹ tôi không biết nhiều về hội họa nên cũng hiểu được khó khăn của tôi, nhờ cha tôi chỉ bảo cho tôi. Cha tôi không biết trình độ thực sự của tôi nên mới nóng nảy nói với tôi: “một tờ giấy vẽ mà con vẽ bậy trên đó tự con xem con cũng không biết nó phải ném vào đâu, kết quả là khiến cho người ta cho nó là đồ rác mà vứt bỏ đi. Nếu như con dụng tâm để vẽ thì một tờ giấy vẽ đáng giá hai hào có thể biến thành vô giá. Con thấy đấy nhiều bức danh họa của thế giới biến thành báu vật của quốc gia. Dù con có trả tiền nhiều bao nhiêu người ta cũng không bán. Những bức họa của thế giới cũng do người ta dụng tâm mà vẽ nên. Vẽ tranh cũng là khéo dụng tâm mà thôi”.

Ông nói xong liền vẽ vài nét cho tôi xem. Tôi thấy ông họa rất đơn giản, vài nét bút đã trở thành một bình hoa, vài nét bút là một đóa hoa. Từ sau lần nhìn thấy cha tôi vẽ tranh ấy, tôi không còn thấy vẽ tranh là một sự việc rất khó khăn nhức đầu nữa. Ông lại dạy tôi một ý nghĩa rất trọng yếu khiến tôi suốt đời thọ dụng không hết. Ông nói: “Mỗi người là một dạng sinh mạng, giống như một tờ giấy vẽ, nếu đáng giá hai hào nhưng phải vẽ như thế nào thì mỗi người lại khác nhau rất nhiều. Sinh mạng của con được vẽ thành một bức chẳng ra gì hay thành một bức vô giá chính là do dụng tâm của con”. Do lời dạy này của cha tôi, tôi quyết định dùng tờ giấy để vẽ Đức Phật, sẽ dùng sinh mạng này để tu hành để thành Phật.

Bất luận tu thành hay không thành, tôi cũng quyết định sẽ làm vậy. Tôi vốn có tánh nóng vội, vẽ tranh cũng nóng vội, mới vẽ một chút đã gọi là xong, vội trình bức vẽ. Một hôm cha tôi thấy tôi vẽ vội vàng như thế liền bảo tôi: “Con đã vẽ vội vàng một bức tranh, giả như trong nửa giờ, nhưng con lại không chịu khó bỏ ra nửa giờ để xem lại giá trị của nó. Giá như con có thể chịu khó treo nó lên, tự mình nhìn kĩ nó, xem chỗ nào cần sửa lại thì sửa. Nếu con chịu khó sửa trong nửa năm thì bức tranh này ít ra cũng được nhìn kĩ trong nửa năm. Con biết không? Bức họa danh tiếng nhất thế giới “Nụ cười của Mona Lisa” được vẽ rất lâu mới xong, trong đó phải nhọc tâm rất nhiều! Vẽ tranh hoàn toàn không nhất định là cứ việc vẽ suông, vẽ tranh là nhằm luyện tập lòng nhẫn nại của chúng ta nữa”. Nhiều lúc tôi quả thực cảm thấy mình vô cùng may mắn, Đức Phật A Di Đà đã an bài vị thân phụ này cho tôi. Rõ ràng đó là sự tuyển chọn người tốt nhất để giúp tôi đến Tây Phương.

Có những sự việc mà hai mươi năm trước tôi hoàn toàn không phát hiện ra mình đã có lỗi lầm gì. Hai mươi năm sau, càng suy nghĩ tôi lại càng hổ thẹn, càng sám hối. Một hôm cha tôi rất cực nhọc vì phải khám bệnh nhiều bệnh nhân, bỗng nhiên ông rất bực bội nói với chúng tôi: “Tại sao ngày nào cũng không có ai nói với tôi một câu vui vẻ?”. Bấy giờ tôi tưởng rằng trong lòng cha tôi không vui nên có phần nóng giận, do đó, tôi chỉ biết im lặng không dám nói gì. Cha tôi thấy chúng tôi không phản ứng gì nên ông tự lắng dịu lại. Sau này chính tôi làm bác sĩ mới hiểu được cái mùi vị của sự việc ngày đêm cứ phải nghe người ta kêu oán khổ. Quả thưc, có thể nói trên đời không có ai vui vẻ khỏe mạnh lại đi tới bác sĩ để nói với ông một lời hoan hỉ. Cha tôi đã trải qua mấy mươi năm tâm khổ để nói ra tiếng lòng mình, nhưng khi tôi hiểu được ông thì đã quá muộn. Hồi tôi còn học tiểu học, nghe thầy giảng nhị thập tứ hiếu, có ông Lão Lai tuy đã già rồi mà mỗi ngày vẫn làm trò cười cho cha mẹ vui. Tuy tôi đã nghe được câu chuyện đời xưa và ý nghĩa ấy, tôi vẫn không chịu thực hành. Hèn chi cha tôi bảo tôi là chẳng ra gì! Tự tôi, tôi không quan sát, không hiểu được sự sinh hoạt hàng ngày của cha tôi, cũng không tự mình chủ động phát tâm khiến cho ông vui vẻ. Đó là sự bất hiếu tầng thứ nhất của tôi. Khi cha tôi đã nói ra tiếng lòng của ông, tôi nghe xong chỉ nghĩ là ông đang nóng giận chứ chưa từng cố ý để tìm hiểu sự buồn khổ khiến ông kích động, cũng chưa từng biểu lộ những gì để an ủi ông. Đây là sự bất hiếu tầng thứ hai, càng nghiêm trọng hơn. Sau đó rất lâu rồi cũng chưa từng phát hiện mình có sai quấy gì không hay biết rằng cần phải sám hối cải lỗi. Thật là quá ngu si! Nên biết rằng người ta khi lòng không vui thì không chịu phát tâm làm cho người khác vui, đó là không từ bi. Trong lúc người khác đang đau khổ không biết làm sao để giúp đỡ họ, thậm chí một câu nói thông cảm cũng không biết nói, đó là không trí tuệ. Học Phật mà không có từ bi lại không có trí tuệ!

Quả thực là không biết học cái gì, một chút công năng cũng chẳng có! Phật là đấng vạn đức, vạn năng; tôi học mà vô năng, vô đức, thậm chí một câu nói thân thiết thích đáng để cúng dường cha tôi mà cũng không nói được thì tôi quả là một đứa chẳng ra gì trong đạo hiếu. Trước kia tôi nghĩ rằng đối với người nhà, người quen có lẽ không cần phải nói lời thân thiết quan hoài, vui vẻ khen ngợi, kì thực đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Giới Bồ Tát có qui định rằng: mỗi ngày ít nhất cũng nên dùng một lời kệ để tán thán công đức Tam Bảo; nếu có hôm nào không tán thán tức là phạm giới. Đây không phải là Tam Bảo rất muốn được khen thưởng mà chính là chúng ta học tập đạo Bồ Tát thì phải luôn đề tỉnh, luôn luyện tập để khéo làm cho thân khẩu ý của chúng ta ứng hợp với Phật tính. Đi giúp đỡ chúng sinh tu công đức thì đương nhiên phải luyện tập ngôn ngữ mà làm công đức, nếu không thì té ra miệng của chúng ta chỉ biết có ăn cơm và nói những lời vô bổ sao? Có người đang cần lời an ủi, chúng ta lại nói tôi không biết, tôi không có “công năng ấy” sao? Thực ra không biết thì phải luyện tập cho biết chứ! Nếu không thì cũng như câu nói của cha tôi:

“Ngay cả một chút công năng bố thí hoan hỉ mà con cũng không có thì làm sao mà tu hành đạo Bồ Tát được?”. Sự bất hiếu trong quá khứ đã không có cách gì bù đắp được, chỉ có cách là hiện tại mong sám hối cải tiến thật lòng mà thực hành.

Những người quen biết cha tôi, có thể nghĩ rằng cha tôi rất phản đối Phật giáo vì mọi người thường nghe cha tôi chê Phật giáo là không tốt. Nhưng tôi rất hiểu rõ điều mà ông trách cứ chỉ là những vấn đề mà người ta nêu lên hoàn toàn không phải ý nghĩa và giáo pháp của Đức Phật. Ông dùng sự phản đối và phê bình rất kịch liệt để gây cho tôi cái ấn tượng và sự giáo huấn sâu sắc. Đó là khi dạy tôi điều gì thì ông phải đặc biệt chú ý. Làm một người đệ tử Phật mà hành vi không tốt thì khiến người ta phỉ báng Tam Bảo, làm dứt tín tâm và thiện căn của người ta. Nhân vì ông phê bình và phản đối kịch liệt cho nên ông đã đưa toàn bộ gia đình chúng tôi vào cửa Phật. Sự việc này có vẻ rất kì quái, những điều mà ông chê bai lại là những điều mà chúng tôi đều ghi nhớ kĩ trong lòng, làm thành khuôn mẫu để chúng tôi cải tiến. Có lẽ ông đã sớm hiểu con ông, nên ông phải nói với nó: “Nếu chày sắt nổi được thì con nổi được”. Nghe câu nói ấy đứa con mới phát tâm, phải học để biết bơi lội cho bằng được. Nói thật ra nếu không có sự kích thích của cha tôi có thể phải ba ngày tôi mới nổi được trên nước, cũng có thể suốt đời không học được như thế. Nhưng vì cha tôi đã kích thích tôi thì tôi phải học ngay liền cho biết. Chính vì ông cực lực phê bình phản đối cho nên tất cả chúng tôi học Phật đều có quyết tâm “không học tốt thì không được”. Cha tôi, vị Bồ Tát Quan Thế Âm cầm búa vàng là người rất khả ái và rất hữu hiệu!

 

Người bạn học đàn anh của tôi, anh Tăng Kính Hữu bảo với tôi rằng quá trình học Phật của anh thật quá khó khăn, lại không có người khích lệ nên càng khó khăn. Nói thật ra tôi từ nhỏ học Phật, trong mười năm đầu không có ai khuyến khích, tất cả đều phản đối, cười nhạo. Nhưng sự phản đối và cười nhạo ấy chỉ giúp cho tôi hiểu rõ rằng rốt cục lí do phản đối và cười nhạo ấy là gì, chỗ mà họ không hiểu rõ là gì. Tôi phải cải tiến chỗ này thì mới khiến cho người ta không phản đối việc học Phật. Tôi nhận thấy như thế là họ đã giúp khá nhiều cho việc học Phật của tôi, cho nên có thể nói họ đều là Ma Ra Na Ra, Quán Thế Âm cầm búa vàng. Người được người ta khích lệ mới học Phật là người rất có phước báo, được học Phật trong hoàn cảnh thuận lợi. Nhưng hoàn cảnh này có khi cũng nguy hiểm, vì giả như không có người liên tục để khích lệ bạn thì liệu bạn có tiếp tục học không? Có khi tôi nhận thấy do bị phản đối mạnh mẽ mà học Phật lại càng có phước báo nhiều hơn, thứ nhất là vì có thể kiên định tín tâm của chính mình, thứ hai là có thể hiểu được nguyên nhân phản đối của mọi người.

Cha tôi thường nói: “Không nên lấy tình thân mà trói buộc nhau” cho nên ông cũng không đòi hỏi chúng tôi thường xuyên đến thăm ông. Vài ngày trước khi ông qua đời, ông ôn tồn nói về những đồ vật mà trước kia ông thích: “những thứ ấy nên bỏ đi”. Ông và em trai của tôi cùng sinh một ngày, đã nhiều năm hai người đều gửi thiệp sinh nhật cho nhau, nhưng năm nay khi em trai tôi đang ở bên Mỹ, nhận được tấm thiệp mừng sinh nhật bỗng giật mình, vì không như trước, cha tôi không viết một chữ nào trên tấm thiệp, ông đã gửi một tấm thiệp trống không. Về phần ông, ông cũng không nhận được tấm thiệp của em trai tôi, ông đã mất hai ngày trước ngày sinh của ông. Tấm thiệp trống không mà cha tôi đã gửi có thể là “những gì ta cần dạy các con ta đã dạy rồi, những gì cần nói ra đều đã nói, cần triển khai ta đều đã triển khai. Còn việc vận dụng những thứ ấy như thế nào đó là việc của các con”.

“Trống không” là sự triển khai vô hạn, trống không là vô thanh thắng vượt hữu thanh vậy…

Lúc chúng tôi còn trẻ thơ, cha tôi thường hát khúc ru cho chúng tôi nghe. Không những ông hát nhiều bài đồng dao khác nhau của nhiều tác giả, thậm chí ông còn tự mình sáng tác lấy. Giọng ca của cha tôi rất hay và mạnh. Tại các lễ đường, ông hát mà không cần dùng micrô. Có lúc ông lấy lời ca cải đổi thành tên chúng tôi, hoặc cải đổi nội dung cho thích hợp với chúng tôi. Cho nên trong lúc cha tôi qua đời thanh thản nằm đấy, anh chị em chúng, tôi niệm Phật cho ông, đồng thời nghĩ đến hình ảnh chúng tôi hồi còn nhỏ nằm trên giường, cha tôi thường hát ru cho chúng tôi nghe. Về sau chúng tôi cùng dùng một bài hát ru của Brahmo để niệm A Di Đà Phật cho ông. Vì cha tôi luôn thích các bài nhạc cổ điển nổi danh của thế giới, ông không hề quen các vần điệu niệm Phật ở chùa, cho nên chúng tôi dùng loại âm nhạc mà ông ưa thích để niệm Phật cho ông. Và chúng tôi tin rằng như thế lại càng thân thiết, lại càng có thể đẩy đưa âm thanh tham gia của ông mà niệm Phật.

Lúc sắp liệm cha tôi, chúng tôi phát hiện thân thể ông còn mềm mại. Khi bọc bàn chân ông, chúng tôi phát hiện vết thẹo khá lớn ở bàn chân ông. Đó là hồi ông còn nhỏ, vào một đêm nọ anh của ông bị sốt. Bấy giờ ông chỉ là một đứa trẻ nhỏ, tự mình ông đang đêm phải vượt con đường rất xa để lấy thuốc cho anh mình. Vì trời tối, mà đường cũng tối không thấy được một đoạn rãnh nước không có nắp đậy nên ông bị té xuống rãnh. Khi bị té ông không để ý gì đến việc bị thương và chảy máu của mình, chỉ một lòng giơ cao bình thuốc nước sợ bình vỡ. Sau khi bò ra khỏi rãnh nước, mang bình thuốc về nhà thì ông mới phát hiện mình bị một vết thương rất nặng và máu chảy rất nhiều. Nhưng bấy giờ ông chỉ lo cho bình thuốc của ông anh, mà không cảm thấy đau đớn. Hồi còn nhỏ được nghe ông kể lại chuyện ấy, tôi cảm động mà phát khóc. Trong lúc nhập liệm nhìn bàn chân ông lần cuối cùng, tôi hy vọng ông dùng đôi chân đã từng quên mình vì người mà lên thế giới Cực Lạc ở Tây Phương, tham gia đại hội Liên Trì, thành Phật, độ chúng sinh.

Mong sao lúc kết thúc phần sinh mạng này của cha tôi cũng là lúc khởi đầu của Hải Hội liên Trì an lạc. Bốn anh chị em chúng tôi lấy bài “Tống biệt” của Đại sư Hoàng Nhất mà tiễn biệt cha tôi, nhưng hai câu cuối cải biến thành niềm hy vọng trong lòng chúng tôi.

“Cất tiếng niệm Phật rất chân thành, ngay liền tới bờ kia. Hải hội Liên Trì sắp đến kỳ, đi đi chớ chần chờ”.

“A Di Đà Phật Đại Từ phụ, Nam Mô A Di Đà Phật…”, đó là lời xướng “Từ Phụ Y Vương” của bốn đứa trẻ xướng lên cho cha mình. Đức Phật A Di Đà là bậc cha lành vĩ đại, vị vua vĩ đại của chúng tôi, hy vọng cha tôi, bậc từ phụ có thể về đến thế giới an lạc của bậc cha lành vĩ đại, là Đức phật A Di Đà. “Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Hoan Hỉ Quang, Thanh Tĩnh Quang, Trí Tuệ Quang, Giải Thoát Quang, An Ổn Quang” trong lời ca là biệt danh của Đức Phật A Di Đà, cũng là ánh sáng rực rỡ của A Di Đà. Hy vọng tất cả chúng ta xướng lên được Phật Quang trong lòng!!!

 

—o0o—


Chương trước Chương tiếp
Bạn có thể dùng phím mũi tên để lùi/sang chương. Các phím WASD cũng có chức năng tương tự như các phím mũi tên.

Bài mới

  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích
  • Con Gái Đức Phật
  • Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ)
  • SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
  • TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM

Meta

  • Log in
  • Entries feed
  • Comments feed
  • WordPress.org
  • Kinh Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Thiển Thích, Con Gái Đức Phật, Truyện Tiền Thân Đức Phật Thích Ca (song ngữ), SỰ TÍCH ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, TRẦN NHÂN TÔNG VỚI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM, Liên Hoa Hóa Sanh - Pháp Sư Đạo Chứng, Luân Lý Giáo Khoa Thư, Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Kinh Bảo Khiếp Ấn Thần Chú về Bí Mật Toàn Thân Xá-lợi ở Trong Tâm của Tất Cả Như Lai, Đại Cương Kinh Thủ Lăng Nghiêm,